Ngày 12/06/2015 tại Phòng họp thư viện, Trường Đại học Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp liên quan đến thiết kế kết cấu và quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam”. Buổi hội thảo do 3 bộ môn: Công trình Thép Gỗ, Bê tông cốt thép, và Công nghệ & Quản lý Xây dựng tổ chức.


Tới dự Hội thảo có các đại biểu:

     - PGS.TS Lê Kiều - Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

     - PGS.TS Đinh Tuấn Hải - trường Đại học Kiến trúc

    - GS.TS Phan Quang Minh, phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng.

    - PGS.TS Lê Bá Huế, Khoa Xây dựng - trường Đại học Xây dựng.

    - PGS.TS Trần Văn Liên, Trưởng phòng KHCN - trường Đại học Xây dựng.

    - TS. Nguyễn Ngọc Linh, Trưởng Khoa Xây dựng - trường Đại học Xây dựng.

Và hơn 50 Thầy/Cô giáo là cán bộ thuộc các Khoa, Phòng, Ban, Trung tâm cùng nhiều khách mời.

PGS - TS Lý Trần Cường đã phát biểu nêu lên tầm quan trọng của công tác nghiên cứu về nhà siêu cao tầng trong sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. 

 

01

PGS - TS Lý Trần Cường phát biểu đề dẫn Hội thảo

02

         TS. Lê Việt Dũng điều khiển Hội thảo

 

Đã có 9 tham luận được trình bày trong Hội thảo, trải đều trên các lĩnh vực về thiết kế kết cấu, thi công và quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng. Tham luận và các ý kiến đóng góp cho tham luận chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nghiên cứu cũng như tính thực tiễn của các kết luận đưa ra. Trong đó, Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng đóng góp 2 tham luận

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về bảo trì hệ thống kỹ thuật nhà siêu cao tầng - Th.S Vương Đỗ Tuấn Cường

- Tổ chức thực hiện quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam - Th.S Phạm Nguyễn Vân Phương

 Hình ảnh một số tham luận của các đơn vị:

   03

     Tham luận của ThS Vương Đỗ Tuấn Cường – Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, Khoa Xây dựng

04

Tham luận của ThS Phạm Nguyễn Vân Phương – Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, Khoa Xây dựng

05

Ý kiến đóng góp từ PGS.TS Lê Kiều
 

Tổng kết, buổi hội thảo diễn ra thành công, nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra trong quá trình thảo luận. Những vị khách mời đã dành lời khen cho phong trào nghiên cứu khoa học của tập thể cán bộ trường Đại học Xây dựng, trong đó có nhiều cán bộ trẻ. Báo cáo viên đã tiếp thu những đóng góp nhằm bổ sung cho đề tài nghiên cứu của mình. Ban tổ chức xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình của các vị khách mời các Thầy, Cô đã dành thời gian tham gia buổi Hội thảo. 

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng