1. Trận động đất lịch sử tại Nhật bản ngày 11-3-2011:

Trận động đất lịch sử xảy ra lúc 14h46’ giờ địa phương ngày 11/3 kéo dài khoảng 2 phút, với tâm chấn nằm sâu 10 km dưới Thái Bình Dương và cách Tokyo 382 km về phía đông bắc. Với cường độ mạnh 9,0 độ Richter, đây là trận động đất dữ dội nhất từng được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản (trận động đất lịch sử tại Tokyo năm 1923 mạnh 7,9 độ Richter).

 

Tuy nhiên, hậu quả khủng khiếp nhất không phải do động đất trực tiếp gây ra, mà do cơn sóng thần cao tới 10 mét quất thẳng vào vùng bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, với hàng chục thành phố duyên hải hứng chịu trực tiếp. Hai thiên tai liên tiếp gây ra “thảm hoạ quốc gia chưa từng có” tại Nhật, theo lời mô tả của Thủ tướng Naoto Kan.

Nhật Bản nằm trên khu vực bất ổn của vỏ trái đất và luôn chuẩn bị cho những trận động đất mạnh, nhưng những gì xảy ra đã vượt quá sự tính toán cũng như sự chuẩn bị của con người. Thảm hoạ kép này chắc chắn sẽ đi vào tiềm thức dân tộc Nhật như một trong những thiên tai ám ảnh nhất trong vòng hơn 100 năm qua, bên cạnh trận động đất tại Tokyo năm 1923 và Kobe năm 1995.

Số người chết trong thảm hoạ không ngừng tăng từ con số vài chục, vài trăm và hiện đã được tính bằng đơn vị nghìn. Ngoài hơn 3.000 người được xác định chắc chắn đã thiệt mạng còn có hàng chục nghìn người khác được coi là mất tích, do đó con số tổn thất cuối cùng về người sẽ còn tăng cao.

Truyền thông Nhật ước tính tổng số người thiệt mạng do thảm hoạ kép gây ra có thể sẽ vượt quá 10.000 người chỉ tính riêng tại quận Miyagi, khu vực bị tàn phá nặng nề nhất. Thành phố lớn nhất bị sóng thần tấn công là Sendai có dân số 1 triệu người, nơi một sân bay đã bị san phẳng.

Các quận duyên hải đông bắc Nhật chịu ảnh hưởng nặng nhất gồm Iwate, Miyagi, Fukushima, Ibaraki và Chiba. Ngoài thành phố lớn Sendai thì các đô thị nhỏ hơn là Rikuzentakada, Kesennuma, Ofunato, Ishinomaki và Minamisanriku thuộc quận Miyagi và Iwate cũng tan hoang vì thảm hoạ kép.

Động đất với cường độ mạnh làm sập nhiều nhà cửa, nhưng vẫn không thấm vào đâu so với những gì cơn sóng thần sau đó gây ra. Trận đại hồng với cơn sóng cao tới 10 mét này đã tàn phá sân bay, bến cảng, nhà cửa, đường xá, cầu cống và cuốn phăng hàng nghìn chiếc ôtô và cả những chiếc máy bay như món đồ chơi.

Tuy nhiên những nhà được tình toán theo tiêu chuẩn chống động đất thiệt hại không đáng kể.

Ước tính các công ty bảo hiểm trên khắp thế giới có thể thiệt hại tới 50 tỷ USD sau thảm hoạ tại Nhật Bản. Nền kinh tế nước này chao đảo, trong đó thị trường chứng khoán Tokyo sụt giảm 5%. Các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động dẫn đến nhiều vùng bị cắt điện kéo dài trong khi các vùng khác thiếu hụt nghiêm trọng, khiến sản xuất bị đình trệ tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Kênh NHK cho biết khoảng 310.000 người được đưa đến nơi sơ tán và nhiều người trong số họ không được sử dụng điện. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang huy động tới 40% quân số gồm khoảng 100.000 binh sĩ cùng 250.000 cảnh sát và nhân viên cứu hộ tới vùng đông bắc để khắc phục hậu quả.

Trong khi đó, nhiều máy bay và tàu thuyền từ khắp thế giới đang đổ về Nhật Bản sau lời kêu gọi giúp đỡ của nước này, mang theo các đội cứu hộ tình nguyện và nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng. Đặc biệt Mỹ đã điều động nhiều loại tàu hải quân tới Nhật trợ giúp đồng minh, gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan.

 

Tâm chấn ngày 11/3 và các nơi bị tàn phá. Ảnh: USGS

2. Bóng ma hạt nhân

Nỗi ám ảnh tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhân trong vùng thường xuyên có động đất đã trở thành hiện thực tại Nhật Bản. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở phía bắc Tokyo phát nổ một ngày sau động đất, khiến các bức tường xung quanh lò phản ứng số 1 sập xuống và phóng xạ bắt đầu phát tán ra ngoài. Sự kiện này đẩy Nhật đối mặt với thảm hoạ thứ ba sau động đất và sóng thần.

Tokyo trấn an rằng lõi hạt nhân của lò phản ứng không bị tan chảy sau vụ nổ, nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về một viễn cảnh cực xấu là tái hiện thảm hoạ Chernobyl với các vụ nổ phá huỷ lò phản ứng tạo thành đám mây phóng xạ trên bầu khí quyển. Nhà máy Fukushima I và II cách nhau 11,5 km có tổng cộng 12 lò phản ứng hạt nhân là cụm nhà máy điện nguyên tử lớn bậc nhất trên thế giới.

Động đất khiến hệ thống làm mát tại một số lò phản ứng của nhà máy Fukushima I ngừng hoạt động là nguyên nhân dẫn đến các lo ngại về thảm hoạ hạt nhân hiện nay. Cơ quan hạt nhân Nhật xếp sự cố tại nhà máy này ở cấp độ 4 (cấp độ rò rỉ phóng xạ ở mức độ nhỏ với ít nhất một người chết), nhưng hiện chưa có ai được xác định thiệt mạng vì tai nạn tại đây.

Nồng độ chất phóng xạ xung quanh nhà máy tăng giảm thất thường sau khi xảy ra nổ và hơn 200.000 người sống trong bán kính 20 km quanh nhà máy Fukushima 1 và 10 km quanh Fukushima 2 đã được sơ tán. Trong khi đó, ngày 13/3 Nhật tiếp tục ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện nguyên tử thứ hai là Onagawa vì mức phóng xạ cao bất thường được ghi nhận tại đây.

Các chuyên gia đang hối hả bơm nước biển vào làm mát hai lò phản ứng số 1 và số 3 của nhà máy Fukushima 1 để ngăn chặn nguy cơ tan chảy hạt nhân. Chính quyền Nhật thừa nhận mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy xảy ra sự cố này đã vượt quá mức an toàn cho phép và có ít nhất 22 người đang được điều trị vì phơi nhiễm phóng xạ.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới, đang tập trung mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả của động đất sóng thần chưa từng có trong lịch sử, trong khi con số thiệt hại của đợt thiên tai này hiện chưa thể thống kê đầy đủ.

"Trong 65 năm kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đây là cuộc khủng hoảng nặng nề nhất và khó khăn nhất đối với người dân Nhật Bản. Chúng ta từng đối mặt với nhiều thách thức trong quá khứ, song chúng ta đã vượt qua để xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng. Vì thế, đối với trận động đất và sóng thần lần này, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua chúng bằng cách đoàn kết với nhau", CNN dẫn lời ông Kan phát biểu trong một cuộc họp báo trên truyền hình.

Người đứng đầu chính phủ Nhật thông báo sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và một số nhà máy điện hạt nhân khác sẽ gây nên tình trạng thiếu điện. Vì vậy người dân nên tiết kiệm năng lượng. Chính phủ sẽ thực hiện chương trình cắt điện luân phiên từ hôm nay.

Số lượng binh sĩ tham gia nỗ lực cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm họa được tăng gấp đôi, lên mức 100.000 người. Họ sẽ làm việc cùng 250.000 cảnh sát và nhân viên cứu hộ của chính phủ. Các đội cứu hộ quốc tế lần lượt bay tới Nhật Bản theo lời kêu gọi của Tokyo. Lực lượng quân đội Mỹ tại Nhật Bản cũng đang tham gia hoạt động đưa hàng viện trợ tới những vùng chịu ảnh hưởng của động đất và sóng thần.

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết, số người chết mà chính quyền thống kê được đã lên tới con số 1.596. Khoảng 15.000 người được cứu và 1.900 người bị thương. Tuy nhiên, cảnh sát cảnh báo số người chết có thể cao hơn rất nhiều, bởi chỉ riêng tại tỉnh Miyagi, con số đó có khả năng vượt mức 10.000.

Nhật Bản đã sơ tán gần 200 nghìn người dân sống quanh hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và Fukushima II do lo ngại nguy cơ nổ ở các lò phản ứng. Khoảng 160 người bị nghi nhiễm phóng xạ và nhiều người đã được điều trị.

3. Xem người lại nghĩ đến ta:

3.1. Triển vọng :

Thủ tướng đã phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030 với mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân, bảo đảm quản lý an toàn và khai thác hiệu quả các nhà máy điện hạt nhân, tăng dần tỷ lệ tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện các dự án xây dựng, tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân.

Như các phương tiện thông tin đại chúng đã cho biết, đến năm 2015 sẽ hoàn thành phê duyệt dự án đầu tư, địa điểm, lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị cán bộ quản lý dự án và chuyên gia kỹ thuật nòng cốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

 

Mô hình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do phía Nga xây dựng: ảnh Tiến Dũng

Dự kiến, năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành, và tổ máy 2 phát điện năm 2021. Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo, đến năm 2030, đưa điện hạt nhân thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của đất nước.

Dự kiến, năm 2020 - 2030, Việt Nam làm chủ được công nghệ thiết kế nhà máy điện hạt nhân và có khả năng tham gia thiết kế cùng đối tác nước ngoài; các ngành công nghiệp trong nước tham gia vào các công trình nhà máy điện hạt nhân với giá trị hợp đồng chiếm 30-40% tổng giá trị xây lắp.

Theo định hướng phát triển, đến năm 2020, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên (công suất 1.000 MW) sẽ đi vào vận hành. Năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và con số này tăng lên 15.000 MW vào năm 2030. Tỷ lệ điện hạt nhân chiếm 10% tổng công suất nguồn điện.

Chính phủ cũng công bố 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm xây 4-6 tổ máy.

3.2 Tiêu chí ưu tiên : an toàn

Tiêu chí ưu tiên là an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Thế giới có 2 vụ nổ nhà máy điện hạt nhân đáng kể là vụ nổ nhà máy ở khu vực Three miles island ( Hoa Kỳ) và vụ nổ tại nhà máy Chernobưi ( trên đất Ukraina thuộc Liên Xô cũ ). Vấn đề là giải pháp ứng cứu khi có sự cố mới là điều quan trọng. Lượng phóng xạ tung lên không trung trong thời gian bao lâu mới là quan trọng. Vụ Chernobưi cho thấy việc lấp lò hết sức chậm trễ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Đến nay đã trên hai mươi lăm năm ( từ 1986) mà còn có khu vực chưa rửa hết phóng xạ.

Mấy ngày hôm nay, thế giới đang theo dõi các biện pháp tránh nổ các lò của 3 nhà máy điện tại khu vực xảy ra động đất ở Nhật bản. Các biện pháp rất tích cực đang được sử dụng mặc dàu lò phản ứng thuộc thế hệ 2.

Theo tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006 " thiết kế công trình chịu động đất" thì tất cả các huyện , thị tại Ninh Thuận đều có gia tốc nền , dữ liệu để xác định độ mạnh của động đất , thì Ninh Thuận được xếp là nơi chỉ có thể có động đất rất yếu.

Theo quy định của TCXDVN 375-2006, mức độ xếp hạng động đất theo gia tốc nền. Có 3 cấp động đất như sau:

Theo giá trị gia tốc nền thiết kế ag = gI.agR, chia thành ba trường hợp động đất

-     Động đất mạnh ag ³ 0,08g, phải tính toán và cấu tạo kháng chấn

-     Động đất yếu 0,04g £ ag < 0,08g, chỉ cần áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ

-     Động đất rất yếu ag < 0,04g, không cần thiết kế kháng chấn

Tại Ninh Thuận thì : Trich trong Tiêu chuẩn 375-2006

44. Ninh Thuận

 Địa danh

 Kinh ðộ

 Vĩ ðộ

Gia tốc nền 

- Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm

(P. Mỹ H­ương)

108.989288

11.567571

0.0231

- Huyện Bác ái

(TT. Bác ái)

108.887729

11.83015

0.0325

- Huyện Ninh Hải

(TT. Khánh Hải)

109.036483

11.59036

0.0245

- Huyện Ninh Phư­ớc

(TT. Phư­ớc Dân)

108.923438

11.522553

0.0222

- Huyện Ninh Sơn

(TT. Tân Sơn)

108.78436

11.773564

0.0369

 

Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng động đất rất yếu.

Về sét đánh vào Ninh Thuận thì :

Số liệu : Mật độ sét đánh là : Số lần sét đánh trên 1 km2/ năm.

Tỉnh Ninh Thuận :

Thị xã Phan Rang và huyện Ninh Phước : Mật độ sét là 1,4 lần/km2/năm

Tại Huyện Bác Ái, Ninh Sơn :                   Mật độ sét là 5,7 lần/km2/năm

Tại huyện Ninh Hải :                                          Mật độ sét là 3,4 lần/km2/năm           

Đây là vùng ít sét nhất nước ta. Theo tiêu chuẩn TCXDVN 46-2007 về thiết kế chống sét, mật độ sét đánh trung bình ở nước ta khoảng 10 lần/ km2/ năm. Thấp nhất là tại Ninh Phước 1,4 lần/km2/năm và cao nhất là 14,9 lần tại một số nơi ở Nam Bộ.

Bên cạnh nhà máy điện sẽ có nhà máy chế trộn bê tông luôn sẵn sàng ứng cứu lấp lò khi có sự cố với cốt liệu thích ứng cho bê tông cản xạ nước ta khá đầy đủ tại Bắc Giang.

Khi thiết kế, chắc chắn các nhà thiết kế sẽ có đầy đủ biện pháp an toàn. Hiện nay trên thế giới đang có trên 150 nhà máy điện hạt nhân hoạt động.

Giải pháp phát triển điện hạt nhân ở nước ta là giải pháp tất yếu, không tránh được, cho sự phát triển đất nước sau này và cả ngày nay./.


Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay592
mod_vvisit_counterHôm qua2478
mod_vvisit_counterTuần này592
mod_vvisit_counterTất cả7734546

Đang trực tuyến:  6