I. Các công nghệ xây dựng - Các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp với nhà tháp dầu khí:

 

1.1 Công nghệ, biện pháp kỹ thuật thi công và biện pháp tổ chức thi công được gắn liền vói giải pháp công nghệ của toàn ngôi nhà ngay từ khi nghiên cứu ý tưởng, thiết kế ngôi nhà.

Khi nghiên cứu ý tưởng kiến trúc, công năng, giải pháp kết cấu đồng thời phải nghĩ ngay đến giải pháp thực hiện theo cách nào. Đó là quá trình hình thành giải pháp thi công ngay từ khi thiết kế kiến trúc và kết cấu.

Kinh nghiệm của Australia thì qua phân tích định tính trong giai đoạn nghiên cứu công nghệ/mua sắm và xây dựng , chi phí được phân bố như bảng sau:

                                   Chi phí cho

   Tỷ phần

( theo tổng mức đầu tư )

Chi phí về đất đai, phát triển khu đất

30%

Phần kiến trúc

17%

Phần kết cấu

12%

Trang bị cơ điện

4%

Các dịch vụ khác

8%

Quản lý Nhà Nước

1%

Chi phí nghề nghiệp

3%

Lợi nhuận

25%

 

Qua phân tích cho thấy, ngoài các yếu tố sử dụng vật tư hợp lý, vấn đề tối ưu thời hạn thi công rất có ý nghĩa.

Cho nên, sự gắn kết các kỹ sư kết cấu , các nhà xây dựng với các bộ phận khác nhau trong quá trình thiết kế phải được tổ chức ngay từ những khâu khởi đầu. Ngay như khâu cốp-pha chỉ chiếm tỷ phần nhỏ trong chi phí toàn bộ nhưng sự tạo nên các bộ phận kết cấu của công trình lại là khâu chủ yếu trong quá trình xây dựng công trình. Cho nên sự lựa chọn hệ kết cấu thích hợp cho công trình trong toàn bộ giải pháp xây dựng lại là khâu chủ chốt, và được coi là thông số chính để quyết định.

Trong các giải pháp xây dựng cần tập trung vào ba yếu tố:

 

* Tối ưu hóa việc sử dụng lao động và thời gian hoàn thành công trình.

* Tối ưu hóa thời gian xây dựng

* Phải thiết kế cụ thể cho thời gian xây dựng công trình.

1.2. Tối ưu hóa việc sử dụng lao động và thời gian hoàn thành công trình

Để tiến hành những công tác xây dựng có chất lượng cao, chi phí cho lao động chiếm không ít hơn 50% tổng chi phí cho xây dựng. Chi phí cho công tác bê tông có thể giảm được theo hai cách. Cách đầu là sử dụng rộng rãi sản phẩm chế sẵn tại nhà máy. Cấu kiện chế sẵn sẽ giảm được chi phí nhân công. Sau đó để giảm thời gian lắp cốp pha bằng cách sử dụng các cấu kiện sử dụng lặp nhiều lần.

1.2 Tối ưu hóa thời gian xây dựng

Với tỷ số lãi suất hiện hành thì thực hiện công việc xong sớm có thể mang lại lợi nhuận đến 10%. Hoàn thành sớm công trình sẽ sử dụng công trình được sớm, điều này sinh lợi do thu nhập của việc sử dụng công trình sớm.

Thông thường thì việc sử dụng vật tư làm giảm thời gian xây dựng được ít. Nhưng nếu sử dụng các cấu kiện giống nhau theo kiểu dáng định hình sẽ giảm được thời gian xây dựng khá nhiều. Sử dụng vật tư, cấu kiện không định hình thường tốn khá nhiều thời gian phải thêm ra so với nếu sử dụng vật tư, cấu kiện định hình hóa.

Những biện pháp làm tăng tốc độ xây dựng bao gồm:

* Việc phá rỡ công trình trên mặt bằng nhằm giải phóng mặt bằng, việc san lấp tạo mặt bằng, công tác đóng cọc và đào đất cho các kết cấu bảo vệ như tạo mái dốc, tường chắn trên công trường có thể làm đồng thời khi thiết kế và lập hồ sơ cho sự triển khai các công tác xây dựng.

* Sử dụng hệ thống cốp-pha phức tạp để thi công lồng thang máy càng nhanh càng tốt ví lồng thang máy sẽ được sử dụng sớm để lắp đặt máy thi công nâng cất theo chiều cao và các dịch vụ khác. Lõi thang máy sẽ rất có ích trong việc chịu tải đứng và tải ngang trong quá trình xây dựng.

* Cần hết sức lưu ý là khâu hoàn thiện rất quyết định về thời gian hoàn thành công trình.

Phải tính toán cho công tác hoàn thiện bắt đầu vào những nơi mà đã rỡ côp-pha xong, có mặt bằng để hoàn thiện.

Biểu đồ sau đây tổng kết quá trình chi phí thời gian cho xây dựng:

 

Full page photo.jpg


Phân bố thời gian cho các công tác chính xây dựng nhà cao tầng

1.3 Thiết kế thời gian xây dựng

 

Tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế khi thi công nhanh nhà cao tầng rất quyết định đến chiến lược thiết kế. Kéo dài thời gian thi công làm giảm hiệu quả kinh tế như làm tăng chi phí nhân công , làm tăng hàng loạt chi phí khác.

Những yếu tố cơ bản để xác định chiến lược thiết kế là :

 

* Nhận thức được các vấn đề kinh tế tổng thể cho bước đầu lập chiến lược thiết kế.

Những vấn đề này bao gồm:

- Mục tiêu và nhu cầu của dự án

- Các yêu cầu về luật pháp

- Các ràng buộc về vị trí xây dựng

- Phân bổ chi phí trong tổng mức đầu tư.

 

 

 Sự phối hợp :

 

Mục tiêu của dự án phải rõ ràng, dễ hiểu cho các thành viên trong mọi bộ phận chuyên môn tham gia. Như là các phần của kết cấu trong các công tác chủ yếu, người kỹ sư kết cấu đóng vai trò chính tạo ra lợi nhuận tối đa.

 

* Tổ chức liên lạc:

 

Cần tổ chức tốt sự liên lạc giữa các thành viên tham gia trong khâu thiết kế, liên lạc tốt với chủ đầu tư, với những kỹ sư xây dựng, kỹ sư kết cấu là người trực tiếp thiết kế chủ chốt.

 

* Chi tiết hóa :

 

Phải phân tích chi tiết các công việc trong thời kỳ xây dựng. Việc chi tiết hóa này thường nên làm cho đơn giản và đồng nhất hóa được đến mức tối đa có thể được.

 

* Triển khai :

 

Thời gian thi công có thể rút ngắn theo hai cách : Cố gắng rút ngắn thời gian của các việc trên đường găng hoặc theo cách cho khởi công sớm các việc găng.

 

* Soát xét , kiểm tra:

 

Tìm phương pháp soát xét hiệu quả quá trình thiết kế và các tác động của việc soát xét làm sao cho việc thi công được liên tục.

 

* Phát triển :

 

Trong quá trình thi công, mọi thay đổi các thông số kiểm tra xảy ra không tránh được và vì vậy sự phát triển của công tác thiết kế tốc độ thi công phải kịp thời cho mỗi giai đoạn xây dựng.

 

1.4 Các thí dụ về làm giảm thời gian xây dựng:

 

Cách rút ngắn thời gian thi công là tiếp cận thiết kế theo cách bắt đầu các công việc nằm trên đường găng ( của sơ đồ mạng công việc) được sớm. Thí dụ :

* Tại những vị trí có sử dụng kết cấu thép thì yêu cầu nhà thầu phụ chế tạo các kết cấu này sớm, khi sử dụng đến theo các công việc nằm trên đường găng thì chỉ cần thao tác lắp đặt nữa là xong công việc. Điều này chỉ có trở ngại là nếu cần chỉnh sửa thì sẽ khó khăn hơn là nếu gia công tại chỗ. Điều này đòi hỏi sự bám sát hiện trường, theo dõi sự tiến hành các công tác trước khi lắp tại chỗ cho các công việc găng liên quan đến kết cấu thép.

* Sử dụng các trụ tạm chống đỡ kết cấu là phần lõi của cốt cứng của cột vĩnh cửu. Làm như vậy quá trình thi công sàn chân cột sẽ thuận lợi. Cứ làm sàn và phần bê tông cốt thép bọc ngoài cốt cứng làm sau khi đổ sàn xong.

* Làm sớm những phòng đặt động cơ thang máy thăng tải, sử dụng để điều hành thang máy thăng tải tạm trong quá trình thi công.

 

Mọi quyết định làm sớm có thể sẽ làm tăng chút ít chi phí. Sự tính toán chi li về lợi và hại sẽ dẫn đến quyết định cuối cùng về sự lựa chọn.

 

2. Thi công kết cấu lõi

 

2.1 Nhiệm vụ của kết cấu lõi

 

Với nhà cao tầng thì kết cấu lõi có 2 nhiệm vụ : Chịu tải trọng thẳng đứng và chịu các tải tác động theo phương ngang. Việc chịu tải trọng ngang thì nhà càng cao bao nhiêu, nhiệm vụ này càng quan trọng bấy nhiêu.

Vị trí và kích thước của kết cấu lõi được đề xuất khi nghiên cứu phần kiến trúc công trình.

 

2.2 Chi phí cho kết cấu lõi :

 

Theo thống kê bình quân thì kết cấu lõi chiếm khoảng 38% tổng chi phí cho phần kết cấu công trình hoặc 4 đến 5% tổng chi phí cho công trình.

 

2.3 Tầm quan trọng :

 

Lõi là kết cấu chủ chốt khi phát triển công trình theo chiều cao. Việc thi công chậm trễ kết cấu lõi không chỉ ảnh hưởng đến sự chậm trễ toàn bộ quá trình xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng nhiều đến các công tác thi công các bộ phận kiến trúc của công trình cũng như làm chậm trễ cả việc lắp đặt thiết bị cơ và điện cho công trình.

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng kết cấu lõi là :

 

* Cần sử dụng hệ cốp-pha có hiệu quả và thời gian lắp dựng loại cốp-pha này là tối thiểu.

* Làm sao để việc thay đổi hình dạng và kích thước của lõi là tối thiểu theo chiều cao.

* Sự thay đổi kích thước chiều dày tường của kết cấu lõi là ít nhất. Mỗi lần thay đổi kích thước chiều dày của kết cấu lõi làm tăng thời gian thi công. Để khắc phục việc phải thay đổi kích thước chiều dày tường kết cấu lõi, hãy dùng biện pháp thêm thép hoặc tăng thêm cường độ của bê tông để tăng tính chịu lực của kết cấu lõi.

2.4. Lựa chọn vật liệu kết cấu :

 

Tại Úc và một số nước có lao động rẻ thì kết cấu lõi nên làm bằng bê tông cốt thép. Ở Hoa Kỳ thì việc chọn vật liệu làm kết cấu lõi cũng ít dùng kết cấu thép.

 

Lý do tạm phân tích như sau:

 

+ Kết cấu thép thường đắt và thời gian cung ứng thường bị chậm trễ nên kéo dài thời gian thi công kết cấu lõi.

 

+ Sự đòi hỏi thời gian phát triển cường độ của bê tông ở 28 ngày để đạt 120 MPa là phù hợp với việc xây dựng nhà cao tầng đòi hỏi sức chịu tải lớn của kết cấu tường lõi.

 

+ Vật liệu làm kết cấu bê tông cốt thép dễ kiếm trong thời gian ngắn nhất. Cường độ của kết cấu bê tông cốt thép có thể thay đổi mà không cần tăng chiều dày của thành kết cấu, ít làm thay đổi về mặt kiến trúc mà chỉ cần thay đổi hàm lượng thép hay cường độ của bê tông.

 

+ Việc thi công kết cấu lõi nằm trên các đường găng của bản kế hoạch thì mọi thay đổi về thiết kế là khó tránh. Những thay đổi thiết kế kết cấu bê tông cốt thép thường dễ hơn sự thay đổi các loại kết cấu khác.

 

2.5. Tốc độ thi công kết cấu lõi :

 

Tầm quan trọng của việc thi công kết cấu lõi được thể hiện trong phép lựa chọn loại cốp-pha thích hợp để thi công lõi. Thường chi phí cho cốp-pha kết cấu lõi khá cao. Rút ngắn thời gian thi công kết cấu lõi làm giảm được chi phí cho cốp-pha của kết cấu lõi.

 

2.6. Khuyến cáo về lựa chọn cốp-pha cho kết cấu lõi:

 

Có hai loại cốp-pha thường được sử dụng để thi công kết cấu lõi công trình là :

 

* Cốp pha trượt :

 

Với cốp pha trượt bê tông được đổ liên tục trong khi cốp-pha được trượt lên nhờ các kích thủy lực tựa vào các thanh neo trong thành bê tông của kết cấu lõi. Dùng cốp-pha trượt đòi hỏi nhân lực phải chuyên nghiệp thi công liên tục suốt 24 giờ mỗi ngày. Những việc như dặt cốt thép, đổ bê tông v.v... phải được tiến hành có độ tin cậy cao và có hiệu quả. Việc ngừng thi công sẽ gây tốn kém.

 

* Cốp pha leo :

 

Đây là hệ cốp-pha truyền thống. Loại này dùng cho khi đổ bê tông lõi cho cả chiều cao một tầng. Sau đó tháo cốp-pha để chuyển lên tầng trên.

 

Các loại cốp-pha leo hay cốp pha trượt là loại cốp pha chuyên dụng nên trong quá trình nghiên cứu giải pháp kiến trúc cần có sự bàn bạc giữa người thiết kế và người sẽ thực thi công nghệ để có sự phối hợp chuẩn bị. Phối hợp tốt, chuẩn bị tốt là điều hết sức thiết yếu để rút ngắn thời gian thi công.

 

3. Thi công sàn :

 

3.1 Chi phí cho thi công sàn

 

Nhà cao tầng điển hình chiếm đến 40% cho phí cho phần kết cấu của toàn nhà.

Quá trình thi công sàn nhà rất phụ thuộc vào hệ kết cấu lõi và cột. Những phần việc phi-kết cấu như tường không chịu lực, trần nhà, phần lắp cơ điện cho sàn, phàn hoàn thiện sàn, phần chống cháy nổ và hệ thống ống dẫn nước phụ thuộc vào mức yêu cầu thiết kế về sàn hoàn thiện.

Lựa chọn hệ kết cấu sàn hết sức quan trọng để quyết định tốc độ thi công và chi phí xây dựng.

 

3.2. Về tải trọng :

 

Tải trọng của hệ sàn chiếm đến 50% tải trọng thiết kế. Giảm được tải của hệ sàn rất có ý nghĩa khi thiết kế các kết cấu chịu tải thẳng đứng cũng như sức tải xuống móng.

 

3.3 Nhiệm vụ sơ khởi của sàn :

 

* Sàn làm nhiệm vụ đỡ các tải trọng do yêu cầu và công nghệ tác động lên và chuyển xuống kết cấu bên dưới theo phương thẳng đứng.

 

* Truyền các tải trọng ngang vào kết cấu được thiết kế chịu tải trọng ngang.

 

* Chống cháy lan truyền giữa các tầng sát nhau.

 

Theo thói quen và theo truyền thống, sàn thường được chế tạo bằng kết cấu bê tông cốt thép với hệ dầm bao quanh và dầm phân chia khác nhau.

 

* Ngày nay, để giảm thời gian thi công sàn cũng như vì các mục tiêu kinh tế, trong xây dựng đã xuất hiện nhiều loại sàn. Phổ biến là sàn đúc sẵn và sàn bê tông cốt thép hỗn hợp với thép.

 

3.4 Hệ thống sàn đúc sẵn :

 

Loại sàn này có thể đúc sẵn toàn bộ hoặc đúc sẵn không hoàn toàn. Khi đúc sẵn không hoàn toàn thường phân chia ô sàn lấy kết cấu bao quanh làm biên. Phần nối sàn với kết cấu dầm hoặc tường thẳng đứng sẽ được đổ tại chỗ. Những ô sàn đúc sẵn có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Về tiết diện cắt ngang sàn phải cố gắng sao cho chịu lực tốt nhất mà trọng lượng nhẹ nhất với từng loại nhịp đã cho. Người ta hay làm loại sàn có lỗ rỗng ở khoảng giữa sàn. Bê tông nhẹ, có dung trọng khoảng 70 ~ 80% so với bê tông thông thường rất được chuộng làm bê tông sàn. Trên lớp mặt sàn thường hay thiết kế lớp phủ bê tông tại chỗ nhằm tạo ra một mặt sàn liên tục.

 

3.5 Sàn hỗn hợp :

 

Sàn hỗn hợp thép- bê tông ngày nay dùng khá phổ biến trên toàn thế giới. Cấu trúc hệ sàn này có thể mô tả sơ lược như sau:

Hệ thống dầm bao gồm dầm chính cũng như dầm phụ sẽ tỳ lên các kết cấu chịu lực thẳng đứng. Chiều dài dầm khoảng 2 đến 3 mét. Khoảng cách của dầm này thích hợp với tấm thép cán hoặc thép dập được dùng vừa làm côp-pha, vừa dùng làm thép chịu lực dương của sàn. Chiều dày sàn thường chọn là 120 ~ 150 mm.

Lựa chọn mặt cắt của tôn cho phù hợp tạo độ chịu lực và nhất là độ cứng để cho sàn vượt quan khẩu độ được ổn định, không có biến dạng, hay chính xác hơn là biến dạng nhỏ, chấp nhận được. Để cho bê tông gắn với tấm cốp-pha kiêm cốt thép được tốt, thường hàn lên mặt tấm tôn những bu-lông. Tấm tôn này được tính như lượng cốt thép chịu mô men dương.

Mặt dưới của tấm tôn cốp-pha kiêm cốt thép sẽ được phủ lớp sơn chống cháy để bảo đảm các tiêu chí phòng chống cháy.

 

Hiện nay loại sàn hỗn hợp được nhiều hãng trên thế giới đã có sản phẩm bán hàng loạt và giao hàng theo đơn đặt hàng.

Nhà sản xuất đánh số cho mỗi loại sàn để thuận tiện định hình hóa.

 

 Nhà cung cấp đã làm đầy đủ nhãn mác, các dữ liệu giúp cho tính toán. Thí dụ : Nhìn tổng quát sàn số 70 về lớp tôn vừa làm cốp-pha, vừa làm thép chịu lực dương cho sàn:
Document1.jpg

Các dữ liệu đi kèm :

 

                                  ComFlor 70 Composite Slab - Volume & Weight

 

Slab Depth      Concrete

                         volume

   (mm)              (m3/m2)      

 

 

 

Normal weight Concrete

 

 

     Wet                   Dry

 

 

Lightweight Concrete

 

 

     Wet                  Dry

115

0.090

2.11

2.07

1.67

1.58

120

0.095

2.23

2.18

1.77

1.67

125

0.100

2.35

2.30

1.86

1.76

130

0.105

2.47

2.41

1.95

1.85

135

0.110

2.58

2.53

2.04

1.94

150

0.125

2.94

2.87

2.32

2.20

160

0.135

3.17

3.11

2.51

2.38

180

0.155

3.64

3.57

2.88

2.73

200

0.175

4.11

4.03

3.26

3.08

250

0.225

5.29

5.18

4.19

3.97

 

Những chỉ tiêu khác cũng được ghi đầy đủ như Các đặc trưng của tiết diện, theo mét rộng, có những chỉ tiêu : Chiều dày sàn danh định ( mm) , chiều dày thiết kế của sàn ( mm), Trọng lượng ( kN/m2) , tiết diện thép ( mm2/m) Chiều cao đến trục trung hòa ( mm) , Mômen quán tính ( cm4/m), Khả năng chịu mômen cực hạn ( kNm/m).

 

Với loại sàn từ số 46 trở lên còn có chỉ tiêu mức chịu lửa. Mức chịu lửa tối thiểu 1 giờ và mức tối đa đạt đến 2 giờ.

 

Làm sàn đúc sẵn cũng như sàn hỗn hợp mang lại lợi ích giảm chi phí sản xuất và tiến độ thi công nhanh nhiều.

Khi thiết kế cần lựa chọn sơ đồ dầm chính, dầm phụ sao cho việc sử dụng sàn đúc sẵn hoặc sàn hỗn hợp là hợp lý, tiết kiệm nhất trong các thao tác thi công.

 

4. Thi công cột :

 

4.1 Thời gian thi công cột :

 

Thường thì công việc thi công cột không nằm trên đường găng của tiến độ thi công.

Có thời gian dự trữ để thi công các cột làm kết cấu đỡ sàn trong chu kỳ thi công sàn.

Thiết kế công trình đồng thời phải tính toán sao cho tạo được không gian thoáng để thi công đồng thời với việc giảm thiểu thời gian thi công.

Làm được điều này, bây giờ thường dùng ống thép làm cốp pha cột và ống thép này trực tiếp để lại thành kết cấu cột. Đó là loại cột thép nhồi bê tông. Biện pháp khác là dùng cột là kết cấu hỗn hợp.

 

4.2 Cột hỗn hợp :

 

Thép hình đặt trong lõi cột và bọc ngoài bằng bê tông cốt thép. Sự kết hợp 3 thành phần vật liệu là thép hình, thép cốt của kết cấu bê tông và bê tông làm cho kết cấu cột chịu mômen uốn tốt, chịu lực cắt tốt và khả năng chịu lực dọc trục tốt lên nhiều.

Giải pháp này sử dụng phần thép hình lõi cột là kết cấu chịu lực tạm để đỡ trọng lượng bản thân và tải tác động trong lúc thi công. Điều này cho phép làm nhiều sàn trong cùng thời điểm. Ở đây đã kết hợp phần bê tông cốt thép bên ngoài đổ sau với các vấn đề kinh tế làm cho tăng hiệu quả thi công.

 

4.3 Cột ống thép nhồi bê tông :

 

Như đã miêu tả ở trên, dùng cốp-pha là ống thép, để lại cốp-pha làm lớp thép chịu lực của cột tạo nên hiệu quả cao trong tốc độ thi công cũng như nâng khả năng chịu lực cho cột.

 

4.4 Các biện pháp thi công nhà cao tầng và siêu cao tầng:

 

Việc lựa chọn giải pháp thi công cho một loại cấu kiện tuy quan trọng nhưng sự kết hợp việc thi công toàn bộ kết cấu của công trình còn có ý nghĩa hơn.

Thi công phần ngầm hết sức quan trọng vì các công việc đều nằm trên đường găng. Đây là khâu tạo mặt bằng để có thể thi công tiếp lên phần trên.

Việc chọn mặt bằng công trình trong khâu thiết kế khiến cho việc thi công có thể thực hiện theo kiểu công trình leo từng bước đều đặn là một trong những yếu tố rút ngắn thời gian thi công. Kiểu thi công này được gọi là thi công theo kiểu nâng sàn để có thể định hình hóa quá trình thi công nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Thoạt đầu, để thi công phần ngầm có nhiều tầng hầm, ở đây là 5 tầng hầm, là thi công cọc nhồi, tường vây. Những phần việc này có thể thiết bị thi công di chuyển trên mặt đất, chưa cần xuống sâu.

Lấy đất trong lòng hầm và thi công các tầng hầm nên sử dụng phương pháp semi-top-down. Cần thiết kế theo chiến lược chung như đã nêu làm tiền đề để tính toán các kết cấu chống đỡ tạm, chẳng hạn như phần thép hình trong các cột của tầng hầm, trước mắt sử dụng để đỡ phần sàn vĩnh cửu tựa lên cột tạm .

Khi công trình vượt khỏi mặt đất lên các tầng, có thể thiết kế các dầm chuyển và lấy việc thi công các kết cấu nằm giữa cao độ của hai dầm chuyển liền nhau làm một giai đoạn thi công. Những tầng nằm giữa 2 dầm chuyển sẽ thi công kiểu leo, kiểu trượt, kiểu nâng sàn hoặc theo phương pháp thả sàn.

 

4.5 Thiết bị thi công :

 

Khi thiết kế công trình phải có định hướng biện pháp chiến lược về công nghệ xây dựng để xác định kết cấu lõi. Kết cấu lõi, ngoài việc chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang khi đã hoàn thành toàn bộ công trình còn phải dùng để lắp đặt cần cẩu tháp là công cụ vận chuyển chủ yếu trong quá trình thi công. Nên tạo mặt bằng kết cấu lõi để có thể lắp được 3 cần cẩu leo với sức nâng trên 1000 tấn.

Máy bơm bê tông với khả năng bơm cao trên 600 mét là điều đáng mơ ước nhưng cũng là điều cần biến thành hiện thực khi xây dựng các nhà tháp cao trên 500 mét. Loại máy bơm đến 602 mét đã sử dụng cho nhà Burj Kalifa ở Dubai.

Thăng tải chuyên dùng cần 5 ~ 6 cái gắn chung quanh công trình là loại thiết bị cần thiết. Những thăng tải này được neo vào công trình theo độ cao công trình tại nhiều điểm.

 

4.6 Nhân lực :

 

Nhân lực chính được tổ chức chuyên nghiệp và rất thành thạo với biện pháp thi công. Nhân lực tại chỗ chỉ để thi công những công tác phổ thông nhưng phải được đào tạo lại về một số công nghệ đặc thù cũng như về quy trình công nghệ đã quen thuộc. Mọi người tham gia lao động cần được đào tạo chính thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường, tránh để xảy ra các vụ mất an toàn và cháy như ở công trình KeengNam trong năm 2010.

 

5. Lưu ý chung :

 

Quá trình thiết kế cần đặt các mục tiêu sau đây lên bàn và phải giải quyết đồng thời ngay khi làm sơ phác kiến trúc:

 

          * Chi phí cho lao động

          * Lựa chọn vật liệu thích hợp

          * Chi phí cho vật liệu

          * Giải pháp xây dựng tổng thể cho toàn bộ công trình

          * Lựa chọn nhà thầu thích hợp

          * Môi trường kinh tế ( lợi nhuận) chấp nhận được.

 

III . Vấn đề phòng thủ

 

3.1 Quan sát và cảnh báo :

 

Sau vụ 11/9 tại Hoa Kỳ và những hoạt động khủng bố trên thế giới khiến cho khi thiết kế cần tính toán và đề cập đến sự an toàn cho công trình.

Cần làm rõ được các nguy cơ rủi ro do các tác động khủng bố khả dĩ cho công trình là điều phải làm trước tiên. Hãy nêu tất khả các khả năng tấn công vào công trình, các yếu tố của con người gây ra, các yếu tố có khả năng do thiên nhiên gây ra hoặc kết hợp cả hai.

Cần thiết kế biện pháp dự báo và cảnh báo vói các hệ thống thông tin khả dĩ.

 

3.2 Biện pháp phòng chống :

 

Lựa chọn kết cấu bao quanh với mức bảo vệ, phòng hộ cao nhất , thí dụ hệ cột thép với khoảng cách thích hợp ( nhà Taipei ). Không cho máy bay xuyên được vào nhà mà bị rụng khi tiếp xúc với nhà.

Đã làm thí nghiệm đẻ lựa chọn giải pháp phòng chống cho nhà Taipei. Khi máy bay lao vào nhà, có phương án máy bay sẽ bị chẻ ra. Nhưng như thế vật liệu của máy bay vẫn xuyên vào nhà, tạo ra mối nguy hiểm được.

  

Kết cấu chắn cần cứng hơn, đặt dày hơn để nếu máy bay đâm vào nhà sẽ bị hoàn toàn ngăn lại và rơi bên ngoài nhà.

 

Kết cấu chặn giữ cần rất cứng để đủ sức ngăn máy bay không thể chui được chút nào vào nhà.

 

Vật liệu thích hợp về độ cứng, về mức chịu lửa cho hệ kết cấu phòng hộ này là yếu tố cần được kiểm nghiệm. Cần kết hợp kết cấu phòng hộ với kết cấu của công trình , vừa phòng hộ, vừa tăng sức chịu cho công trình mà không làm giảm vẻ đẹp kiến trúc của toàn bộ công trình./.

 

 Tham khảo :

 

- Tài liệu của nhóm Mohsin Admed, Valentine Lehr & Tuân Ngo

- Đĩa do SamSung cung cấp

- Tài liệu của Lê Kiều như Giáo trình " Thi công nhà cao tầng bằng bê tông cốt thép"

- ĐHKT 2005- Báo cáo của Đề tài cấp Nhà Nước ( 2003-2005): Lựa chọn công nghệ thích hợp cho việc xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam . PGS Trịnh Hồng Đoàn là chủ nhiệm đề tài và PGSLê Kiều là phó chủ nhiệm đề tài.

- Báo cáo của Đề tài cấp Bộ về : Các giải pháp thích hợp xây dựng nhà cao tầng ở nước ta. Bộ GD-ĐT   (2002) . PGS Lê Kiều là chủ trì phần công nghệ xây dựng.

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1020
mod_vvisit_counterHôm qua2478
mod_vvisit_counterTuần này1020
mod_vvisit_counterTất cả7734974

Đang trực tuyến:  11