Hoạt động của bộ môn

 

CHÚC MỪNG THẦY HỒ NGỌC KHOA – TRƯỞNG BỘ MÔN CN&QL XD ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH PHÓ GIÁO SƯ

      Sáng 12/11/2015 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước đã tổ chức Lễ Công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, phó Giáo sư năm 2015. Trong số 470 PGS được công nhận đợt này có TS. Hồ Ngọc Khoa – Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Xây dựng.

     Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng xin chúc mừng thầy Hồ Ngọc Khoa, chúc thầy luôn mạnh khỏe, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học!

 1

2

3

5

SEMINAR GÓP Ý CHO CHUYÊN ĐỀ CỦA NCS CHU THỊ HẢI NINH

Sáng ngày 28/10/2015, tại phòng 605 Nhà thí nghiệm, bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng đã tổ chức Seminar góp ý cho chuyên đề luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Chu Thị Hải Ninh – hiện là NCS tiến sĩ tại Bộ môn. NCS đang nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ THI CÔNG BÊ TÔNG NHẸ CHỐNG CHÁY CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM”.

Buổi seminar do TS. Hồ Ngọc Khoa – Trưởng BM CN&QLXD làm chủ trì. Đến dự và đóng góp ý kiến cho NCS còn có các thầy giáo trong bộ môn CN&QLXD, cùng các thầy giáo trong khoa Vật liệu xây dựng như: TS. Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Khoa XD DD&CN, TS. Nguyễn Tường Lâm – Phó Khoa sau Đại học, TS. Trần Hồng Hải, PGS. TS. Ngô Văn Quỳ, PGS. TS. Nguyễn Đình Thám, TS. Hoàng Vĩnh Long – Trưởng Khoa Vật liệu Xây dựng, TS. Trịnh Hồng Tùng, PGS.TS. Vũ Đình Đấu, PGS. TS. Vũ Minh Đức. TS. Bùi Danh Đại gửi ý kiến góp ý cho NCS.

Trong hội thảo, NCS Chu Thị Hải Ninh đã trình bày nội dung hai chuyên đề số 1 và 2 trong đề tài luận án tiến sĩ của của mình là:

- Chuyên đề 1: "Tiểu luận tổng quan".

- Chuyên đề 2: "Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới: bê tông nhẹ chịu nhiệt - cách nhiệt - chống cháy".

Sau khi NCS trình bày nội dung của hai chuyên đề, các chuyên gia đã có nhiều ý kiến quý báu đóng góp để NCS tiếp tục sửa chữa, phát triển, cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo trong luận văn tiến sĩ của NCS.

Sau đây là một vài hình ảnh của buổi seminar:

01

02

03

04

05

 

SINH HOẠT HỌC THUẬT - HỌP CÔNG TÁC BỘ MÔN ĐẦU NĂM HỌC 2015-2016

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

(01-09-2015)

Theo kế hoạch sinh hoạt thường kỳ, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật nhằm mục đích trao đổi học thuật, nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn cho cán bộ giảng viên, ngày 01/09/2015 tại phòng 307 nhà A1 – Thầy Doãn Hiệu giảng thử bài: “Kỹ thuật an toàn trong thi công công tác đất”.

Buổi sinh hoạt có sự tham gia của rất đông các cán bộ giảng viên của Bộ môn, dưới sự chủ trì của thầy Trưởng Bộ môn TS. Hồ Ngọc Khoa.

1

2

5

Sau buổi giảng thử, Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng đã tiến hành buổi họp thường kỳ đầu năm, lãnh đạo Bộ môn đưa ra những công tác cần thực hiện trong năm học 2015-2016, những mục tiêu cần đạt được. Đồng thời, các thầy cô trong Bộ môn cũng nhận được những hướng dẫn cần thiết về các đổi mới trong hệ thống hoạt động giảng dạy - hành chính của nhà trường trong năm học này.

Hình ảnh của buổi liên hoan sau cuộc họp:

3

4

Quy Nhơn – Hành trình khám phá

Sáng sớm ngày 12/7, các thầy cô bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, trường Đại học Xây dựng đã đáp chuyến bay VN1621 từ sân bay Nội Bài để bắt đầu hành trình khám phá mảnh đất Nam Trung Bộ thơ mộng và dịu dàng.

1

Ảnh: Bình minh trên sân bay Nội Bài.

Trong ngày đầu tiên, sau bữa sáng với các đặc sản vùng Nam Trung Bộ như Bún cá, bánh ít lá gai… Đoàn đã dành thời gian viếng mộ thi nhân Hàn Mặc Tử trên địa danh Gềnh Ráng. Tại đây, đoàn cũng được thi nhân ZDũ Kha giới thiệu về cuộc đời và thơ của Thi Nhân. Sau đó, Đoàn đến thăm bãi tắm Hoàng hậu, là nơi xưa kia Nam Phương Hoàng hậu đã từng tắm biển.

 2

Ảnh: Mộ thi nhân Hàn Mặc Tử tại Ghềnh Ráng.

 3

Ảnh: Bãi tắm Hoàng hậu.

Rời bãi tắm Hoàng hậu, đoàn đến thăm Tháp Đôi, hay còn gọi tên là Tháp Hưng Thạnh, đây là di tích Chăm Pa hiếm hoi có từ cuối thế kỷ 12 còn lại ở mảnh đất Nam Trung Bộ đầy nắng gió này.

 4

Ảnh: Đoàn Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, trường Đại học Xây dựng  đến thăm Tháp Đôi (Tháp Hưng Thanh), Quy Nhơn.

Rời tháp Hưng Thạnh, đoàn đã nghỉ ăn trưa và về nhận phòng tại Resort Hoàng Gia. Đây là nơi đoàn dành phần lớn thời gian của hành trình để khám phá, nghỉ dưỡng bên Bãi biển Quy Nhơn đầy thơ mộng.  

 

 5

Ảnh: Biển Quy Nhơn nhìn từ resort Hoàng gia.

Ngày thứ hai, dưới tiết trời của mùa mưa Nam Trung Bộ, Đoàn dành phần lớn thời gian của buổi sáng để tham quan Bảo tàng Quang Trung tại huyện Tây Sơn, quê hương của ba anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tại đây, đoàn được nghe về chiến tích của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ , cũng như những chiến thắng lẫy lừng của triều đại Tây Sơn. Buổi trưa đoàn tham quan và dùng bữa tại khu du lịch Hầm Hô. Buổi chiều đoàn dành thời gian viếng Khu du lịch tâm linh Đàn tế Trời Đất, là nơi ba anh em nhà Tây Sơn đã được ban kiếm lệnh và ấn triện có khắc bốn chữ “Sơn hà xã tắc” trước khi khởi binh dựng nên sự nghiệp vĩ đại đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn thống nhất sơn hà, quét sạch ngoại xâm. 

 6

Ảnh: Tượng đài Hoàng đế Quang Trung – Bảo tàng Quang Trung.

 7

Ảnh: Cây me cổ thụ - Do thân sinh ra ba anh em anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ trồng trên nền nhà cũ.

 8

Ảnh: Múa võ Bình Định tại bảo tàng Quang Trung

 9

Ảnh: Các thầy trong bộ môn “selfie” tại khu du lịch Hầm Hô.

 10

Ảnh: Đàn tế Trời đất

Buổi tối, cả đoàn tập trung cùng tham gia chương trình gala Dinner. Tại buổi gala, các thế hệ trong bộ môn đã cùng nhau chia sẻ các kỷ niệm ngọt bùi bằng các bài hát, khúc thơ trữ tình, ấm áp. Các thiên thần nhỏ của đoàn cũng có dịp thể hiện năng khiếu ca hát bằng những lời ca về tình mẫu tử.

11 

Ảnh: TS. Hồ Ngọc Khoa – Trưởng BM Công nghệ và Quản lý Xây dựng phát biểu khai mạc đêm gala.

 12

Ảnh: TS. Trần Hồng Hải với “Riêng một góc trời”.

  13

Ảnh: Măng non của Bộ môn CN và QL XD với bài hát “Mẹ yêu”.

 14

Ảnh: Tốp ca nam Bộ môn CN&QLXD với “Bài ca Xây dựng”.

Ngày thứ ba của cuộc hành trình, đoàn dành thời gian thăm tỉnh Phú Yên, nơi có Nhà thờ Mằng Lăng – Một công trình kiến trúc của đạo Thiên chúa giáo được xây dựng từ những năm 1892, là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam mang đậm nét kiến trúc phương tây và đây cũng là nơi còn lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Nước ta. Rời nhà thờ Mằng Lăng, đoàn ghé thăm Gành Đá Đĩa, nơi ghi dấu sự kỳ diệu của thiên nhiên, những tảng đá nhìn từ xa với những hình thù như những cái đĩa xếp chồng lên nhau như có bàn tay con người sắp đặt. Buổi trưa đoàn dừng chân và dùng bữa tại Đầm Ô Loan, một trong những thắng cảnh quốc gia nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên.

 15 

Ảnh: Nhà thờ Mằng Lăng

 16

Ảnh: Gành Đá đĩa.

 17

Ảnh: Gành Đá đĩa – Sự diệu kỳ của thiên nhiên.

Rời Phú Yên, đoàn dành ngày nghỉ cuối cùng còn lại để thưởng thức cảnh đẹp, sự yên bình và lãng mạn của bãi biển Quy Nhơn, cũng như những đặc sản của vùng đất này.

Tạm biệt thành phố biển Quy Nhơn, Đoàn đáp chuyến bay sớm của ngày thứ 6 để trở về với sự ồn ào của thủ đô Hà Nội. Những ngày du lịch Quy Nhơn tuy ngắn nhưng đã để lại những dấu ấn khó phai trong 49 thành viên đoàn tham quan của Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, trường Đại học Xây dựng.

 18

Ảnh: Quy Nhơn – Biển nhớ.

Ngày 12/06/2015 tại Phòng họp thư viện, Trường Đại học Xây dựng đã tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp liên quan đến thiết kế kết cấu và quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam”. Buổi hội thảo do 3 bộ môn: Công trình Thép Gỗ, Bê tông cốt thép, và Công nghệ & Quản lý Xây dựng tổ chức.


Tới dự Hội thảo có các đại biểu:

     - PGS.TS Lê Kiều - Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

     - PGS.TS Đinh Tuấn Hải - trường Đại học Kiến trúc

    - GS.TS Phan Quang Minh, phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng.

    - PGS.TS Lê Bá Huế, Khoa Xây dựng - trường Đại học Xây dựng.

    - PGS.TS Trần Văn Liên, Trưởng phòng KHCN - trường Đại học Xây dựng.

    - TS. Nguyễn Ngọc Linh, Trưởng Khoa Xây dựng - trường Đại học Xây dựng.

Và hơn 50 Thầy/Cô giáo là cán bộ thuộc các Khoa, Phòng, Ban, Trung tâm cùng nhiều khách mời.

PGS - TS Lý Trần Cường đã phát biểu nêu lên tầm quan trọng của công tác nghiên cứu về nhà siêu cao tầng trong sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. 

 

01

PGS - TS Lý Trần Cường phát biểu đề dẫn Hội thảo

02

         TS. Lê Việt Dũng điều khiển Hội thảo

 

Đã có 9 tham luận được trình bày trong Hội thảo, trải đều trên các lĩnh vực về thiết kế kết cấu, thi công và quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng. Tham luận và các ý kiến đóng góp cho tham luận chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nghiên cứu cũng như tính thực tiễn của các kết luận đưa ra. Trong đó, Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng đóng góp 2 tham luận

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về bảo trì hệ thống kỹ thuật nhà siêu cao tầng - Th.S Vương Đỗ Tuấn Cường

- Tổ chức thực hiện quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam - Th.S Phạm Nguyễn Vân Phương

 Hình ảnh một số tham luận của các đơn vị:

   03

     Tham luận của ThS Vương Đỗ Tuấn Cường – Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, Khoa Xây dựng

04

Tham luận của ThS Phạm Nguyễn Vân Phương – Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng, Khoa Xây dựng

05

Ý kiến đóng góp từ PGS.TS Lê Kiều
 

Tổng kết, buổi hội thảo diễn ra thành công, nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra trong quá trình thảo luận. Những vị khách mời đã dành lời khen cho phong trào nghiên cứu khoa học của tập thể cán bộ trường Đại học Xây dựng, trong đó có nhiều cán bộ trẻ. Báo cáo viên đã tiếp thu những đóng góp nhằm bổ sung cho đề tài nghiên cứu của mình. Ban tổ chức xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình của các vị khách mời các Thầy, Cô đã dành thời gian tham gia buổi Hội thảo. 

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1330
mod_vvisit_counterHôm qua1693
mod_vvisit_counterTuần này6187
mod_vvisit_counterTất cả7750762

Đang trực tuyến:  9