Sân vận động quốc gia Bắc Kinh (北京国家体育场, Hán Việt: Bắc Kinh quốc gia vận động trường), cũng gọi là “Tổ chim” (Điểu sào vì hình dạng kiến trúc của nó) là một sân vận động ở Bắc Kinh và hoàn thành tháng 3 năm 2008. Đây là sân vận động thi đấu chính của Thế vận hội mùa Hè 2008 và là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội này. Năm 2002, chính phủ Trung Quốc đã mời các công ty khắp thế giới thi tuyển kiến trúc. Kết quả là các kiến trúc sư đọat Giải Pritzker Herzog & de Meuron hợp tác với ArupSport and China Architecture Design & Research Group đã được chọn làm tư vấn thiết kế kiến trúc cho công trình này. Nghệ sỹ Trung Quốc Ngải Vị Vị, là tư vấn nghệ thuật cho thiết kế công trình này. Sân vận động này có sức chứa 100.000 khán giả trong thời gian diễn ra Thế vận hội nhưng sẽ sức chứa sẽ được giảm xuống còn 80.000 chỗ sau kỳ Thế vận hội này. Sân dài 330 mét và rộng 220 mét, cao 69,2 m. Sân có tổng diện tích sàn 250.000 m², được xây bằng 36 km thép (đã kéo thẳng) với tổng trọng lượng 45.000 tấn. Chi phí xây sân là 3,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đường 423 triệu USD). Lễ động thổ được tiến hành tháng 12 năm 2003 và tháng 3 năm 2004 khởi công xây dựng nhưng tháng 8 năm 2004 bị dừng lại do chi phí xây dựng bị tăng lên. Trong thiết kế mới, mái sân đã được bỏ đi. Các chuyên gia cho rằng việc loại bỏ mái khiến sân an toàn hơn và giảm chi phí xây dựng. Năm 2005, sân đã được tiếp tục xây.

svd2.jpg

                                  Ý tưởng hình thành công trình SVĐ quốc gia tại Bắc Kinh
Sân vận động tạo được ấn tượng nhờ thiết kế phần mặt ngoài theo hệ kết cấu trợ lực, có cảm giác không có sự ngăn cách giữa phần chính của sân và phần vỏ bọc ngoài cùng. Một hệ lưới sắt khổng lồ, trông giống một tổ chim với dây bện đan xen nhau đã tạo nên kết cấu đặc biệt này. Nhờ đó, sân tạo nên một không gian mới lạ, ấn tượng và chắc chắn đã vượt qua mọi lời chỉ trích. Thiết kế còn gợi được sự cổ kính, dân dã, rất gần gũi với văn hóa, truyền thống của người Trung Quốc và chắc chắn sẽ là hình ảnh đại diện mang tính lịch sử không thể phù hợp hơn dành cho Thế vận hội mùa hè 2008.

800px-Birdsnest1.jpg

                                                              Sân vận động về đêm
Sân vận động được hình thành nhờ những hệ thống ống dẫn mạch khổng lồ, dễ tạo một ấn tượng khác biệt mà không thể nhầm lẫn, dù nhìn từ xa hay lại gần. Điều này đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chức năng của một SVĐ quốc gia. Người hâm mộ đến sân sẽ "lọt qua" cấu trúc "rối rắm" này để bước vào những hành lang rộng rãi, bao bọc xung quanh khu vực ghế ngồi. Nơi đây có chức năng như những khoảng đệm, hay hệ thống phòng đợi lớn, với hàng loạt cửa hàng ăn uống, khu mua sắm phù hợp với người hâm mộ thể thao. Đây là những không gian tương đối độc lập, nên nó có thể được sử dụng mà không cần liên quan tới các phần bên ngoài hay phía trong. Điều này cho phép khả năng thông gió rất tốt, tiêu chí quan trọng nhất đối với một thiết kế bền vững theo xu hướng hiện nay.

Ngoài khung thép có thiết kế lằng nhằng không giống nơi đâu, phần trong của sân được "làm đầy" nhờ vật liệu mới là hệ xà thép ETFE. Với trọng lượng siêu nhẹ, khả năng chịu nhiệt cao, siêu mỏng và đặc biệt là giá thành thi công giảm tới 30% so với sử dụng chất liệu kính, ETFE được xem là vật liệu tạo nên cuộc cách mạng mới cho ngành kiến trúc. Nhờ những tấm mái mờ, ánh nắng mặt trời, cùng với nước mưa sẽ giúp cho cỏ trên sân được nuôi dưỡng trong những điều kiện tự nhiên tốt nhất.

Kết cấu:

1111SanVanDongToChim.jpg
Hệ kết cấu chính của sân

Do công trình có quy mô lớn và phức tạp nên tổ hợp tư vấn thiết kế phải sử dụng mô hình ba chiều mô phỏng bằng phần mềm CATIA của công ty DASSAULT SYSTEMES là phần mềm chuyên dụng để thiết kế thân vỏ máy bay, ôtô cũng như công trình xây dựng. Khu đất xây dựng công trình nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của động đất, do vậy khi đưa dữ liệu vào máy tính nhóm tác giả quyết định sơ đồ kết cấu là phần kết cấu bê tông cốt thép cứng với nhịp ngắn của hạng mục của khán đài tách riêng độc lập với kết cấu thép nhịp lớn của hệ thống vỏ ngoài và mái che di động. Thoạt nhìn hệ khung thép có vẻ được cố tình thiết kế rất tự do có phần lộn xộn nhưng thực ra nó là hệ kết cấu rất đơn giản và có tính logic của hệ chịu lực.

Hệ khung thép chính gồm 24 cột bố trí với khoảng cách đều theo chu vi công trình với hình dáng Elip. Các cột thép không hoàn toàn thẳng đứng mà có góc lệch 13o khi vươn lên cao và được nối với dàn mái có chiều cao dài 12m và hộp thép của hệ cột có kích thước 1,2m x 1,2m. Nhìn tổng thể công trình có hình yên ngựa. Nơi lục tập trung lớn nhất đó là vai đỡ giữa dầm và cột nên ở đó bản thép có chiều dày 100mm trong khi các cấu kiện của hệ thống chịu lực chính được bố trí theo quy luật thì cấu kiện của hệ thống chịu lực phụ được bố trí không theo quy luật và tạo hình dáng công trình mang tính tự do, đồng thời để tiết kiệm vật liệu.

Khi có tải trọng động đất các cấu kiện của hệ chịu lực chính có tính dẻo và đàn hồi còn các cấu kiện của hệ chịu lực phụ cũng được thiết kế để hấp thụ và truyền tải trọng. Theo thiết kế ban đầu sân vận động được thiết kế có mái che gồm mái che di động cho phần sân bóng, đường Pit, và mái che cho phần khán đài, Nhưng sau sự cố sập 30m dài của Terminal2E Sân bay Quốc tế Charles de Gaulle Paris- Pháp ngày 23/05/2004 do KTS Pháp Paul Andrew thiết kế đồng thời cũng là chủ trì thiết kế công trình sân vận động nên thiết kế sân vận động bị xem xét và kiểm tính lại. Sau đó phần mái che di động của sân bóng và đường Pit được loại bỏ để giảm sự phức tạp của hệ kết cấu đồng thời lỗ mở mái được mở rộng thêm 30% diện tích để giảm khẩu độ nhịp của mái. Đối với mái che của phần khán đài có 2 lớp. Lớp trên cũng được dùng bằng vật liệu mỏng nhẹ Tettrafluo roethylene có tác dụng ngăn mưa, ngăn tia cực tím nhưng vẫn lấy được ánh sáng tự nhiên, lớp màng thứ 2 được dùng là vật liệu Polytetra Flvoroethylene có tác dụng hấp thụ âm thanh và giảm sự ô nhiễm tiếng ồn do cổ động viên hò hét trong các trận thi đấu. Phần khán đài bê tông cốt thép gồm có 6 tầng nổi trên mặt đất và 2,5 tầng chìm dưới mặt đất. Các khe co dãn được bố trí để chia khối khán đài thành 6 đoạn tránh sự co giãn do nhiệt độ thay đổi cũng như phục vụ việc kháng chấn động đất cho công trình.

Các hệ thống bê tông cột thép chịu lực của khối khán đài cũng nghiêng chứ không thẳng đứng để tăng phần tạo cảm giác tự do cho hình thức công trình.

Một số hình ảnh của Sân vận động tổ chim:
    Trong ngày khai mạc Olympic 2008

Untitled-8.jpg

Untitled-13.jpg

Untitled-17.jpg

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2066
mod_vvisit_counterHôm qua2032
mod_vvisit_counterTuần này15255
mod_vvisit_counterTất cả7712983

Đang trực tuyến:  39