The Financial Tower (Tháp Tài chính Bitexco) là một dự án nhà chọc trời được xây dựng tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh do Bitexco làm chủ đầu tư. Tòa nhà được xây trên diện tích gần 6.000 m² và có tổng diện tích xây dựng khoảng 100.000 m². Tổng vốn đầu tư ước tính trên 220 triệu đôla Mỹ, do một tập đoàn đầu tư của Việt Nam là Bitexco Group, đơn vị chủ đầu tư các dự án Bitexco Office Building, The Manor Hà Nội, The Manor Thành phố Hồ Chí Minh và The Garden. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày 31/10/2010, và là công trình cao nhất Việt Nam, cho đến khi Hanoi Landmark Tower hoàn thành, dự kiến vào năm 2011.

Một trong những tòa nhà cao nhất Việt Nam

Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262.5 m, cao thứ nhì trong các tòa nhà đang được tiến hành xây dựng ở Việt Nam hiện nay, xếp sau tòa Hanoi Landmark Tower đang được xây ở Hà Nội với chiều cao 70 tầng, xếp thứ 5 thế giới về tổng diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ, cao thứ 17 thế giới nếu tính theo thời điểm 2007 . Tại thời điểm khánh thành, Bitexco Financial Tower cao thứ 110 thế giới.

Tòa nhà Bitexco Financial Tower có 3 tầng hầm và 68 tầng lầu được thiết kế bằng thép và kính. Trên sân thượng tòa nhà có sân đáp trực thăng. Ý tưởng thiết kế Bitexco Financial Tower được lấy cảm hứng từ hình ảnh duyên dáng, thanh thoát của búp hoa sen, biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tòa nhà được xem là biểu tượng cho sự năng động của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Phần lớn diện tích của tòa nhà sẽ được các doanh nghiệp tài chính hàng đầu trong nước và thế giới thuê làm văn phòng. Phần trên cùng của tòa nhà sẽ được trang trí, thắp sáng đèn về đêm tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy như ngọn hải đăng của thành phố. Đây cũng sẽ là trung tâm thương mại, giải trí lớn.

Không chỉ độc đáo về thiết kế kiến trúc, dự án được ứng dụng phương pháp xây dựng tiên tiến nhất và các loại vật liệu hiện đại nhất. Đặc biệt hệ thống tường kính được sử dụng để đảm bảo hiệu quả cao về công năng sử dụng theo tiêu chí “thiết kế thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng”. Loại kính cường lực này dày 28 mm với 2 lớp kính dày 8 mm mỗi bên và lớp khí cách âm, cách nhiệt dày 12mm ở giữa. Mỗi tấm kính đều phải có một độ cong khác nhau. Dự án sẽ là tiêu biểu cho thiết kế “Tòa nhà thông minh” đang phát triển trên thế giới, mọi hoạt động trong tòa nhà sẽ khép kín hoàn chỉnh và kết nối đồng bộ với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài.

Nhu cầu cao ốc văn phòng

Với việc tăng trưởng kinh tế nhanh và giai đoạn hội nhập WTO, nhu cầu mở văn phòng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng cao. Việc xây dựng tòa nhà sẽ góp phần làm giảm cơn sốt văn phòng cho thuê. Giá cho thuê văn phòng hạng A tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại vào khoảng 50-60 đôla Mỹ/m²/tháng, tương đương giá thuê tại Singapore, cao hơn tại Kuala Lumpur và tại Bangkok. Hiện tại, kỷ lục về chiều cao của cao ốc đang hiện diện tại Việt Nam đang thuộc về tòa nhà Saigon Trade Center tại ngã 3 đường Tôn Đức Thắng và đường Nguyễn Du (cao 35 tầng). Một số nhà cao tầng khác đang xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể kể đến như: Saigon Pearl (gồm 8 block nhà cao 40 tầng) tại quận Bình Thạnh, Quảng trường Thời Đại (cao 42 tầng) tại đường Nguyễn Huệ. Dự án đang triển khai gồm có: Tòa nhà tại thương xá Tax cao 40 tầng, tòa nhà tại công viên 23/9 cao 54 tầng, Dự án khu phức hợp Saigon Square... Trong tương lai, khi hạ tầng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đối diện Quận 1 qua sông Sài Gòn, được xây dựng xong, phần lớn các tòa nhà cao tầng sẽ tập trung tại trung tâm mới này của Tp. HCM.

Một số hình ảnh thi công công trình

0609-f2-3.jpg

Mặt bằng thi công móng

4893653239_c242c62759_b.jpg

4893670269_5b34ae55ba_b.jpg

FTPanorama2.jpg

4817831450_a990d74af3_b.jpg


34674c36a58c925f9.jpg


Tòa tháp búp sen Bitexco - Tầm vóc người Việt

“Người Việt không hề thua kém, thậm chí có thể 'đi tắt, đón đầu' vượt người nước ngoài” là thông điệp mà ông Vũ Quang Hội - Chủ tịch Hội đồng thành viên Bitexco - gửi gắm vào tòa tháp Bitexco Financil Tower.

Không ít những cái lắc đầu khi cách đây năm năm Bitexco4 công bố ý định xây tòa tháp 68 tầng hình búp sen ở giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có người Việt Nam mà thậm chí nhiều nhà đầu tư nước ngoài kỳ cựu cũng nghi ngờ về dự án này.

Và họ hoàn toàn có quyền nghi ngờ khi lúc đó chưa có một doanh nghiệp nào ở Việt Nam, thậm chí cả doanh nghiệp nước ngoài, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm xây dựng, có khả năng xây dựng một công trình cao 40 tầng.

“Vẽ dự án,” “điên,” “còn lâu mới làm được” là những từ ngữ thường dành để mô tả cho kế hoạch đầu tư tòa tháp cao 262m này của Bitexco. Nhưng giờ đây, không ít người đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là những ai có dịp ngắm nhìn khu trung tâm Quận 1 từ bến Nhà Rồng và bán đảo Thủ Thiêm, đã rất ngạc nhiên khi thấy một tòa tháp thanh thoát như búp sen vươn lên trời cao từ mặt sông Sài Gòn.

Bitexco Financial Tower (BFT) đã vươn lên đến tầng 53, và nếu không có gì thay đổi thì sẽ cắt băng khánh thành trong vòng sáu tháng nữa.

Ông Oliver Roche - Giám đốc Công ty quản lý dự án Turner (Mỹ) - đánh giá BFT sẽ là biểu tượng cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, giống như Tháp 101 của Đài Loan hay tòa tháp cao nhất thế giới mới khánh thành là Burj Khalifa ở Dubai.

Thách thức từ ý tưởng

Ý tưởng táo bạo của ông Hội đã đặt ra những thách thức rất lớn đối với việc xây dựng dự án này. Vì muốn xây dựng một công trình kiến trúc độc đáo, mang tính chất biểu tượng, thể hiện được “tầm vóc” và “bản sắc” của người Việt, ông Hội không lựa chọn cách thiết kế vuông thành sắc cạnh như những tòa nhà thông thường.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ông quyết định lựa chọn kiến trúc hình búp sen, vì nó chuyển tải được những ý tưởng mà ông muốn gửi gắm vào công trình này. Hình vẽ phác thảo của tòa tháp như hình búp sen vươn lên trên bờ sông Sài Gòn trông thật đẹp và thanh thoát, nhưng việc xây dựng lại không hề đơn giản.

Theo ông Oliver Roche, thách thức lớn nhất đối với việc xây dựng BFT là hệ thống tường kính, trong đó 25% số tường kính là các đường cong.

“Tôi chưa thấy có dự án nào trên thế giới lại sử dụng nhiều kính cong như vậy. Điều đó đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong sản xuất và lắp ráp hệ thống tường kính,” ông Oliver Roche phát biểu. Thách thức thứ hai cũng không hề nhỏ là việc xây dựng sân bay trực thăng.

Điểm đặc biệt của sân bay này là nó không nằm trên nóc tòa nhà mà nằm lửng lơ trên tầng 50 của BFT (192m) và vươn ra 25m so với hệ thống tường kính của tòa nhà. Riêng trọng lượng của sân bay trực thăng là 250 tấn nên việc tính toán lực đỡ và cách lắp đặt rất phức tạp. Với nhà thầu xây dựng như Hyundai E&C, cách thiết kế của BFT cực kỳ đa dạng đã đặt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng.

Theo ông Imkoo Kwak, Giám đốc dự án của Hyundai E&C, rất ít chi tiết của dự án được xây dựng theo trục thẳng đứng hoặc nằm ngang, trừ phần lõi của tòa nhà. Hầu như tất cả các chi tiết, từ bề mặt bao quanh đến mặt sàn đều là các đường cong, và hầu như không còn sàn nào giống sàn nào do hình dáng búp sen nhỏ phía dưới, dần dần phình ra ở giữa và thu nhỏ ở phía trên.

“So với tất cả các công trình thông thường khác thì BFT đòi hỏi các kỹ sư xây dựng phải mất nhiều công sức hơn trong việc thiết kế kết cấu cũng như sự chính xác tuyệt đối,” ông Imkoo Kwak cho biết.

Do BFT là tòa nhà chọc trời nên thiết kế kết cấu và xây dựng thế nào để tòa nhà chịu được gió, bão và động đất cũng là điều mà cả chủ đầu tư và các kỹ sư thiết kế hết sức lưu tâm. Tòa tháp Burj Khalifa sử dụng kết cấu khung bê tông lớn, Tháp 101 sử dụng hệ thống chống rung lắc đặc biệt.

Riêng đối với BFT, vì đây là tòa tháp mảnh mai nên không thể áp dụng công nghệ của hai tòa tháp trên mà công nghệ chống bão gió của BFT được triển khai ở tầng 29 và 30 của tòa nhà. Ở hai tầng này là hệ thống bốn dầm thép cực lớn kết nối tường bao với trục trung tâm, và khi có sự rung lắc quá lớn thì hệ thống này sẽ chuyển động để giữ thăng bằng cho tòa nhà.

Thiết kế, kết cấu và xây dựng có nhiều điểm đặc biệt như vậy, việc đầu tư xây dựng BFT nằm ngoài khả năng của ngành xây dựng Việt Nam. Và với các nhà đầu tư bất động sản trong nước khác, có lẽ họ sẽ chọn phương án xây dựng đỡ phức tạp và đỡ tốn kém hơn. Nhưng ông Hội thì vẫn kiên trì theo đuổi mục đích của mình.

Ông cũng thừa hiểu, trình độ và công nghệ xây dựng của Việt Nam không thể xây nổi tòa tháp này. Thậm chí, các công ty kiến trúc, quản lý, xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng khó có thể hiện thực hóa ý tưởng của ông.

Cách tốt nhất là ra nước ngoài học hỏi, sử dụng kiến thức và công nghệ tốt nhất của nước ngoài, dù chi phí có tốn kém hơn nhiều lần so với sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

“Rõ ràng, trình độ công nghệ của Việt Nam chưa thể đáp ứng khả năng xây dựng các công trình lớn. Để vượt lên, thậm chí để làm tốt hơn các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể ‘đi tắt, đón đầu’ bằng cách áp dụng những công nghệ tốt nhất của nước ngoài,” ông Hội bộc bạch.

Vượt lên bằng công nghệ ngoại

BFT là công trình duy nhất ở Việt Nam mà tất cả nhà thầu và tư vấn đều là những công ty danh tiếng từ nước ngoài, và những công ty này hầu hết đều có mặt ở Việt Nam lần đầu tiên. Thiết kế ý tưởng được thực hiện bởi Carlos Zapata Studio (Mỹ), quản lý dự án là Turner (Mỹ) - đơn vị đã có kinh nghiệm quản lý xây dựng tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa và Tháp 101.

LERA, công ty thiết kế kết cấu, cũng đã có kinh nghiệm đối với việc xây dựng tòa tháp Shanghai World Financial Tower cao 95 tầng ở Thượng Hải. Bitexco cũng quyết định lựa chọn Hyundai E&C làm nhà thầu xây dựng vì công ty này đã từng xây dựng các cao ốc chọc trời như Tháp Incheon 151 cao 151 tầng ở Seoul.

“Chúng tôi lựa chọn những nhà tư vấn nước ngoài danh tiếng nhất với mục tiêu xây dựng một công trình có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhưng lại thể hiện được bản sắc độc đáo của Việt Nam,” ông Hội tâm sự.

Sự độc đáo của tòa nhà đã đòi hỏi chi phí xây dựng rất lớn. Theo ước tính ban đầu của Bitexco, tổng vốn đầu tư của dự án khoảng trên 90 triệu USD, nhưng khi triển khai trên thực tế, vốn đầu tư lên đến 270 triệu USD. Chi phí tăng lên một phần là do sự độc đáo của tòa tháp đòi hỏi vật liệu xây dựng cũng như trang thiết bị phải nhập khẩu và thiết kế theo tiêu chuẩn cao nhất.

Thách thức về kinh doanh

Thiết kế độc đáo, sử dụng công nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn, nhưng xét về góc độ kinh doanh thì không ít người nghĩ chỉ những ai “điên khùng” thì mới xây dựng tòa tháp như BFT.

Đơn giản là vì vốn đầu tư để xây dựng BFT nhiều hơn nhưng thực tế diện tích cho thuê lại thấp hơn 30% so với các tòa nhà vuông thành sắc cạnh khác - nghĩa là hiệu quả kinh doanh của BFT giảm đi rất nhiều so với các dự án khác.

Nhưng đã từng làm việc với ông Hội nhiều năm, ông Peter Dinning, Tổng giám đốc Colliers International - đơn vị tiếp thị cho thuê văn phòng của BFT, hoàn toàn hiểu được lý do tại sao do ông Hội lại đầu tư dự án này. Nhưng điều đó cũng đặt ra thách thức cho công ty tiếp thị, vì chỉ có giá thuê cao mới bù đắp được những chi phí bỏ ra.

Mức giá chào thuê của BFT hiện tại dao động từ 49-71 USD/m2/tháng - tính theo diện tích sử dụng thực tế. Nếu tính theo tổng diện tích như cách tính của các tòa nhà văn phòng thông thường khác thì giá thực tế chỉ là 41-59 USD/m2, một mức giá khá cạnh tranh trên thị trường cao ốc văn phòng loại A+ hiện nay.

Nếu cho thuê ở mức giá này thì theo ước tính của ông Peter Dinning, nếu tòa tháp lấp đầy 90% thì có thể mang lại tỷ lệ thu hồi vốn bình quân trên 7%/năm, một mức thấp so với nhiều dự án khác. Đó là những tính toán trong bối cảnh thị trường văn phòng cho thuê đang trên đà đi xuống.

Còn nếu kinh tế hết suy thoái và tăng trưởng cao, BFT hoàn toàn có khả năng cho thuê với giá cao hơn, vì sự độc đáo mang tính chất biểu tượng của dự án là “hấp lực” rất lớn đối với khách thuê - nhất là những tập đoàn, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và coi trọng thương hiệu của mình.

Dù mới khởi động công tác tiếp thị, các công ty đã tỏ ý thuê trên 30.000m2 trong tổng số 37.000m2 diện tích của tòa nhà. Ông Hội đã và sẽ rất vững tin vào khả năng thành công về mặt tài chính của dự án, giống như ông đã vững tin và kiên trì đeo đuổi xây dựng một dự án thể hiện được “tầm cao” của người Việt.

Theo (Doanh nhân/Vietnam+)

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay575
mod_vvisit_counterHôm qua2649
mod_vvisit_counterTuần này10066
mod_vvisit_counterTất cả7647355

Đang trực tuyến:  17